Tinh dầu tràm gió chiết xuất 100% nguyên chất mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Vậy đó là những lợi ích gì?
1. Dầu tràm gió và thành phần của chúng
Dầu tràm gió hay còn gọi là dầu tràm được chiết suất bằng chính nguyên liệu là lá của cây tràm gió.
Dầu tràm gió có vị cay nóng và mùi hương đặc trưng của loại cây này mà không bao giờ trùng với bất kỳ loại tinh dầu nào khác.
Dầu tràm gió gồm thành phần khác nhau, nhưng gồm 2 thành phần quan trọng nhất là chất Eucalyptol chiếm 42-52% có khả năng sát khuẩn cực tốt, và đây cũng chính là thành phần tạo nên hương thơm đặc trưng của lá cũng như là dầu tràm gió.Cũng từ chính những ưu điểm của mình mà thành phần Eucalyptol thường được sử dụng như nguyên liệu của thuốc ho, nước súc miệng và xuất hiện trong các loại mỹ phẩm. Thành phần quan trọng còn lại là chất α-Terpineol với nồng độ là 5-12%, đây là thành phần có tính sát khuẩn và kháng nấm đặc biệt mạnh. Thành phần α-Terpineol thường được xuất hiện dưới các dạng khác nhau của các chất kháng khuẩn như bôi thoa trực tiếp hay hít ngửa bay hơi.
2. Tác dụng của dầu tràm gió
- Dầu tràm gió giúp chống viêm nhiễm: Dầu tràm pha với dầu thầu dầu với tỷ lệ 5 - 10% dùng nhỏ mũi để sát khuẩn, chống cúm, ngạt mũi. Dùng tinh dầu tràm pha với nước với nồng độ 0,2% để rửa vết thương. Để làm sạch không khí và tạo cảm giác dễ chịu trong nhà có thể cho vài giọt tinh dầu tràm vào chén nước nóng hoặc thấm vào miếng bông gòn đặt ở các góc nhà.
- Dầu tràm gió chống hôi miệng, viêm lợi, viêm quanh răng, viêm loét niêm mạc miệng: Nhỏ 3 giọt tinh dầu tràm gió vào cốc nước ấm. Dùng dung dịch này súc miệng từ 2 - 3 lần/ngày. Ngoài ra, thêm một giọt dầu tràm gió vào kem đánh răng cũng đem lại hiệu quả tương tự. Cần lưu ý tuyệt đối không được uống dung dịch này.
- Dầu tràm gió có khả năng kháng nhiều loại virus khác nhau, đặc biệt là tiêu diệt được virus H5N1, đồng thời dầu tràm gió cũng giúp đẩy lùi các loại côn trùng nên phòng chống nên phòng chống dịch bệnh rất tốt. Dầu tràm gió còn giúp giảm đau và làm tan bầm hiệu quả, thường được sử dụng để làm giảm đau ở các vùng xương khớp, các vùng đau nhức, hiệu quả kể cả vùng bụng. Khả năng trừ hàn cũng giúp đẩy lùi nhanh chóng cơn cảm lạnh, giúp long đờm, trị ho hiệu quả và làm ấm cơ thể ở những người đang bệnh hoặc trúng gió.
- Dầu tràm gió có khả năng làm sạch sâu cho làn da, điều tiết lượng nhờn cho dầu rất hiệu quả. Cùng với đó là khả năng kháng khuẩn mạnh mẽ giúp đẩy lùi mụn nhanh chóng và ngăn ngừa sự hình thành các nhân mụn mới. Do khả năng làm sạch, điều tiết lượng nhờn cho da nên nếu sử dụng dầu tràm gió đúng cách và lâu dài cũng giúp làm nhỏ lỗ chân đáng kể.
- Dầu tràm gió chống các chứng đau: Tinh dầu tràm được dùng xoa bóp nên ngoài làm nóng để chữa đau khớp, nhức mỏi chân tay, đau đầu, đau bụng. Cho một giọt tinh dầu tràm vào ly nước ấm để uống cũng có tác dụng làm giảm các cơn đau bụng
- Dầu tràm gió làm sạch và dưỡng da: Hàng ngày nhỏ 10 - 12 giọtdầu tràm vào bồn nước và ngâm mình trong 30 phút, mỗi tuần 2 lần. Nhỏ khoảng 10 giọt dầu tràm nguyên chất vào mỹ phẩm dưỡng da toàn thân hoặc kem giữ ẩm và sử dụng hàng ngày trước khi đi ngủ để giúp cho da mềm mại và mịn màng. Ngoài việc làm sạch và dưỡng da, loại tinh dầu này còn khiến cơ thể được thư giãn sau khi làm việc căng thẳng.
>>>> Tham khảo: Bà bầu có dùng được dầu tràm?
Ngoài những tác dụng trên thì dầu tràm gió còn có rất nhiều những công dụng tuyệt vời khác khác mà mình chưa thể liệt kê ra hết vì vậy có một lọ dầu tràm gió trong nhà là rất nên đấy.
3. Cách bảo quản dầu tràm gió
- Tránh để dầu tràm gió ở những nơi nóng, có ánh nắng mặt trời trực tiếp, bụi bặm có thể làm bay hơi và gây ảnh hưởng đến tác dụng của dầu.
- Không để dầu bị trộn nước hay các thứ khác dính vào dầu tràm gió.
- Luôn đóng chặt nắp lọ dầu khi không sử dụng.
>>> Bạn đọc quan tâm: https://tinhdaukepha.vn/goc-kepha/bat-mi-tac-dung-cua-dau-tram-trong-doi-song-hang-ngay
Đăng nhận xét