Những thông tin về giá và công dụng của tinh dầu tràm giúp bạn có thêm kiến thức khi sử dụng loại tinh dầu này.
Tinh dầu tràm là gì?
Tinh dầu tràm (Cajeput Essential Oil) được chiết xuất bằng phương pháp chưng cất hơi nước từ cây tràm gió. Thành phần chính để chiết xuất tinh dầu là từ lá, cành, thân của cây tràm. Tinh dầu tràm gió được biết đến với rất nhiều công dụng trong việc bảo vệ và chăm sóc hệ hô hấp, cơ xương khớp…
Thành phần tinh dầu tràm
Cineol: 45 – 60,2 %
Alpha-Terpineol: 5,9 – 12,5 %
Limonene: 4,5 – 8,9 %
Beta-caryophyllene: 3,8 – 7,6%
α- Terpineol : có tính sát khuẩn mạnh, giúp tiêu diệt siêu vi, nấm mốc, virus cảm cúm … α- Terpineol là yếu tố quyết định, đem lại hiệu quả tốt khi sử dụng tinh dầu từ tràm cho mẹ và bé, nhưng vẫn đảm bảo an toàn. Đối với sản phẩm tinh dầu tràm gió đạt tiêu chuẩn nguyên chất từ tự nhiên, thì bên trong cần phải chứa tỉ lệ α- Terpineol từ 5 % đến 12 %.
1.8- Cineol : giúp làm sạch mũi, phế quản, giúp đào thải các dị nguyên như bụi bẩn. Thành phần 1.8- Cineol kích thích tế bào niêm mạc mũi, sản sinh ra dịch nhầy, từ đó cuốn các cặn bẩn, bụi bẩn … làm giảm đi tình trạng viêm nhiễm, phòng tránh và khắc phục tình trạng viêm mũi … viêm xoang.
Tác dụng của tinh dầu tràm
Tinh dầu tràm giúp làm đẹp da: Nhờ tính sát khuẩn nên tinh dầu tràm giúp trị mụn trứng cá, mụn mủ, viêm da, nhiễm nấm da, vảy nến, lang ben,…
Phòng và hỗ trợ điều trị bệnh về đường hô hấp: Tinh dầu tràm giúp giảm ho, ngăn ngừa và giảm các triệu chứng của bệnh đường hô hấp viêm thanh quản, phế quản,… Khi bị nghẹt mũi có thể ngửi tinh dầu tràm gió để thông mũi, giảm triệu chứng sổ mũi. Mùi hương của tinh dầu tràm gió còn giúp phòng ngừa dịch bệnh theo mùa hiệu quả.
Chống viêm – kháng khuẩn: tinh dầu tràm có tính kháng khuẩn, sát trùng, chống viêm hiệu quả. Chúng được sử dụng để phòng và trị nhiễm trùng móng, nấm chân, mụn cóc, trị mẩn ngứa, sát khuẩn chống nhiễm trùng, phòng ngừa viêm lợi, loét miệng….
Giảm đau bằng dầu tràm: tinh dầu tràm có tác dụng giảm đau hiệu quả trong đau đầu, đau cơ,…Xoa bóp dầu tràm ở vùng trán để giảm cơn đau đầu mà không cần dùng thuốc tây. Ngoài ra, tinh dầu tràm còn có tác dụng kháng viêm nên khi pha loãng cũng có thể giúp giảm bớt đau nhức từ cơ, viêm khớp. Trong nha khoa, dầu tràm còn được dùng để giảm đau sau khi nhổ răng.
Đuổi côn trùng và điều trị vết côn trùng cắn: Một trong những tác dụng của tinh dầu tràm được yêu thích là đuổi côn trùng như muỗi, ruồi,… hiệu quả, khiến chúng tránh xa căn nhà của bạn. Ngoài ra có thể dùng để bôi lên vết côn trùng cắn để giảm sưng, giảm ngứa. Vì thế nhiều bà mẹ thường dùng tinh dầu tràm cho trẻ sơ sinh khi tắm vừa chống cảm lạnh vừa giúp xua đuổi côn trùng.
Tầm giá của tinh dầu tràm
Tinh dầu tràm thường tự trong những lọ có thể tích từ 10 ml đến 30 ml. Giá của chúng có thể dao động từ khoảng 200.000 đến 400.000VNĐ. giá của tinh dầu tràm thường đắt gấp 3 đến 4 lần của dầu tràm. Bạn đừng ham rẻ mà có thể mua phải những loại tinh dầu tràm kém chất lượng gây hại cho bản thân sức khỏe của mình và gia đình. Chi tiết về giá tinh dầu tràm đang được bán tại Kepha vui lòng xem tại đây.
Trên đây là những gì mình hiểu biết thì giá các công dụng của tinh dầu tràm. Mong rằng sau này bên này các bà mẹ nội trợ có thể hiểu biết hơn về loại tinh dầu này và sử dụng chúng một cách hiệu quả nhất.
Đăng nhận xét