Quế dược liệu thật sự có nhiều ứng dụng vô cùng tốt cho sức khỏe nhưng nhiều người không hề biết đế loại dược liệu này.
Quế dược liệu
Quế (Laurus cinnamomum) thuộc họ thực vật Lauraceae. Quế bắt nguồn từ Nam Á.
Ngày nay, chúng ta có đến hơn 100 loài quế trên thế giới nhưng phổ biến nhất là: Quế Ceylon và quế Trung Quốc.
Quế dược liệu là thuốc cũng như gia vị được sử dụng từ xa xưa. Quế đã được sử dụng bởi người Ai Cập, Trung Quốc hàng ngàn năm nay. Cổ đại, quế được coi là một mặt hàng cao cấp thậm chí nó còn được đánh giá cao tương đương với vàng.
Ngày nay, chúng ta có đến hơn 100 loài quế trên thế giới nhưng phổ biến nhất là: Quế Ceylon và quế Trung Quốc.
Quế dược liệu là thuốc cũng như gia vị được sử dụng từ xa xưa. Quế đã được sử dụng bởi người Ai Cập, Trung Quốc hàng ngàn năm nay. Cổ đại, quế được coi là một mặt hàng cao cấp thậm chí nó còn được đánh giá cao tương đương với vàng.
Thành phần quế dược liệu
Thành phần quế dược liệu gồm lá quế chứa eugenol, rễ có linalool (long não) và vỏ chủ yếu chứa cinnamaldehyde. Không chỉ vậy còn vô số các hợp chất khác tốt với sức khỏe con người.
Thu hái: Thu hái vào mùa xuân.
Chế biến: Đem phơi khô trong râm hoặc phơi ngoài nắng. Sau đó đem cắt thành lát mỏng.
Bảo quản: Nơi khô thoáng.
Thành phần quế dược liệu gồm lá quế chứa eugenol, rễ có linalool (long não) và vỏ chủ yếu chứa cinnamaldehyde. Không chỉ vậy còn vô số các hợp chất khác tốt với sức khỏe con người.
Bộ phận thường được sử dụng
Vỏ thân, vỏ cành non được phơi hoặc sấy khô (Quế chi). Vỏ thân được phơi khô trong bóng râm (Quế nhục). Tinh dầu từ cành hoặc lá.Thu hái: Thu hái vào mùa xuân.
Chế biến: Đem phơi khô trong râm hoặc phơi ngoài nắng. Sau đó đem cắt thành lát mỏng.
Bảo quản: Nơi khô thoáng.
Tác dụng quế dược liệu
Theo y học hiện đại:
- Kích thích tiêu hóa, tăng tuần hoàn, trợ hô hấp và thúc đẩy bài tiết.
- Tác dụng co mạch, co bóp tử cung và tăng nhu động ruột.
- Chống xơ vữa động mạch, tiêu diệt gốc tự do và hạn chế hình thành khối u.
- Kích thích vị giác và đường tiêu hóa nên có thể được sử dụng như một loại gia vị. Ngoài ra, thành phần trong cây quế chi còn có khả năng ức chế vi nấm giúp thức ăn bảo quản được lâu hơn.
>> Tìm hiểu công dụng của tinh dầu vỏ quế
Theo y học cổ truyền:
- Công năng: Giảm hội chứng ngoại sinh, tăng tiết mồ hôi, hoạt huyết, trừ hàn, làm ấm kinh lạc.
- Chỉ định: Dùng cho thể phong hàn của hội chứng ngoại cảnh, thể phong hạn của hội chứng hư, dương hư ở tâm và tỳ, dương suy ở ngực, đau khớp do nhiễm phong,…
Cách dùng quế dược liệu
Có thể sử dụng quế chi dạng bột, phơi khô hoặc ở dạng cồn, tinh dầu. Liều dùng thông thường từ 3 – 10g mỗi ngày.
>>> Tham khảo cách dùng tinh dầu quế giảm mỡ
Một số lưu ý khi sử dụng quế dược liệu
Một số đối tượng cần thận trọng khi dùng dược liệu quế chi:- Không dùng quế chi cho các bệnh nóng sốt
- Bệnh nhân suy gan hoặc có vấn đề về gan
- Phụ nữ đang mang thai.
- Một số tác dụng phụ của quế dược liệu.
- Viêm miệng, lưỡi và nướu
- Khó thở
- Dị ứng
- Viêm da dị ứng
- Đỏ mặt
- Nóng trong người
- Tăng nhịp tim
Đăng nhận xét