Chứng teo cơ cẳng chân thường bị phát hiện khá muộn do người bệnh chủ quan. Điều này gây rất nhiều khó khăn cho việc điều trị và khiến cơ thể yếu đi rõ rệt.
1. Teo cơ cẳng chân là do đâu và có nguy hiểm không?
Biểu hiện rõ nhất của chứng teo cơ cẳng chân chính là sự suy giảm về chất lượng và kích thước của các bó cơ trong cẳng chân, nhìn thấy rõ bên chân bị teo nhỏ đi so với bên chân còn lại. Những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến chứng teo cơ cẳng chân đó là:
- Sự lão hóa của cơ thể khiến cho các bó cơ cũng mất dần đi khả năng hoạt động của mình, lâu ngày dẫn đến tình trạng teo hẹp bó cơ
- Do bị những chấn thương khiến cho cẳng chân không được vận động trong thời gian dài, các cơ bị suy thoái và dần bị giảm chất lượng không thể vận động bình thường.
- Tổn thương do các vấn đề về tủy sống hay dây thần kinh ngoại biên.
- Những bệnh lý khiến phải điều trị corticosteroid trong khoảng thời gian dài cũng có thể khiến teo cơ cẳng chân
- Cũng có những trường hợp bị teo cơ bẩm sinh do cơ thể yếu, bị suy dinh dưỡng thể nặng.
Bệnh teo cơ cẳng chân có thể ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người bệnh, việc đi lại, vận động bị hạn chế gây ra nhiều bất tiện, ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt hằng ngày.
2. Làm sao khắc phục tình trạng teo cơ cẳng chân?
Trong những trường hợp gặp phải tan nạn, chấn thương ở cẳng chân thì việc chân bị cố định, bất động càng lâu sẽ khiến cho nguy cơ teo cơ cẳng chân càng cao hơn. Vì thế khi bị chấn thương, người bệnh không thể vận động thì có thể nhờ người thân xoa bóp gần vùng chân giúp cho máu về cơ tốt hơn, chân mau lành và tập đi lại bình thường. Người bệnh có thể tự co cơ tĩnh bằng cách lên gân nhiều lần một ngày và nghe hướng dẫn của bác sĩ về việc tập luyện, vận động khi có triệu chứng hồi phục.
Những trường hợp bị bong gân, dãn dây chằng,... Thì người bệnh nên vận động sớm nhất có thể theo chỉ dẫn từ bác sĩ. Người bệnh cần kiên trì, cố gắng chịu đau trong thời gian tập luyện để cử động khớp, duy trì sức cơ nhằm tránh chứng teo cơ cẳng chân xảy ra và một số bệnh lý khác.
Khi bị teo cơ cẳng chân thì việc điều trị chủ yếu là vật lý trị liệu, luyện tập vận động chân thường xuyên theo chỉ dẫn từ bác sĩ. Các loại thuốc chỉ có tác dụng bổ trợ, ngăn ngừa chứ không thể giúp bạn hồi phục lại cơ như bình thường nếu không có sự tập luyện.
Đăng nhận xét